Tân Phát ETEK triển khai hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao

Ngày: 23-07-2023

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các mẫu xe đời mới của Audi, BMW, Mercedes-Ben, Nissan, Ford, Honda, Toyota... đặc biệt hơn là xe tự hành của Tesla. Hầu hết các dòng xe hạng trung trở lên đều được trang bị hệ thống ADAS này. Công nghệ này đối với các nước phát triển thì không còn xa lạ, nhưng đối với thị trường Việt Nam thì vẫn còn nhiều người chưa hiểu biết đầy đủ về tính năng công nghệ này.

 

 

Vậy ADAS là gì?

ADAS (Advanced Driver Assistance Systems) là hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao được thiết kế nhằm mục đích đảm bảo độ an toàn và thoải mái cho người lái xe.

Hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (ADAS) kiểm soát gia tốc và phanh để duy trì khoảng cách quy định giữa các xe, có thể kích hoạt phanh chủ động giảm tốc và dừng xe. Hệ thống này có thể kiểm soát tay lái để duy trì xe trong làn đường, có thể ngăn không cho xe chệch làn và duy trì tính liên tục với các xe xung quanh. ADAS còn cảnh báo va chạm, chệch làn, cảnh báo điểm mù và phát hiện người đi bộ. Đối với những người lái xe đường dài ADAS hỗ trợ nhận diện trạng thái người lái buồn ngủ và đưa ra cảnh báo...

Hệ thống ADAS dựa vào nhiều loại cảm biến, cho phép hệ thống nhìn thấy những gì đang xảy ra quanh chiếc xe, phổ biến như hệ camera, cảm biến radar và cảm biến siêu âm và cảm biến góc lái.

 

Hình ảnh: Các cảm biến ADAS điển hình áp dụng trên xe.

 

Cảm biến có cần hiệu chuẩn không, khi nào cần hiệu chuẩn chúng?

 

Như chúng ta vẫn hay nói: “Hiện đại thì hại điện”, tất cả các cảm biến này khi lắp tại nhà máy chúng đều được hiệu chuẩn rất khắt khe. Tuy nhiên chúng đều là linh kiện điện tử do tác dụng của môi trường thì sau một thời gian sẽ sinh ra sai lệch, nên phải định kỳ hiệu chuẩn lại là điều tất yếu. Trong quá trình sửa chữa xe, các công việc như: Thay thế kính chắn gió, mất kết nối camera, bảng điều khiển báo lỗi liên quan và khi gặp vấn đề va chạm, sửa chữa hệ thống treo...sẽ sinh ra sai lệch thông số đặc định ban đầu của các cảm biến hệ thống ADAS. Nếu chúng ta không hiệu chuẩn lại đúng qui trình thì có thể làm cho hoạt động của hệ thống không chính xác mất an toàn, kém độ tin cậy, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới người lái xe.

 

Thiết bị hiệu chuẩn ADAS:

 

Để được thực hiên việc hiệu chuẩn hệ thống ADAS thì cần các thiết bị, phụ kiện chuyện dụng. Các hãng xe đều có thiết bị chuyên dụng của mình, nhưng hiện nay hãng TEXA – Italy là một trong những đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu và cung cấp các thiết bị chuyên dùng này cho các gara, xưởng dịch vụ sửa chữa ô tô và được hiệp hội ô tô thế giới đánh giá cao. Bộ thiết bị và mặt bằng dành cho công việc này bao gồm:

  • Bảng Target và quy trình cần thiết để hiệu chuẩn cảm biến ADAS trên bất kỳ loại xe và kiểu xe nào ( Mỗi mội hãng xe đều đưa ra một bảng mẫu tiêu chuẩn riêng biệt)
  • Một công cụ chẩn đoán trên ô tô hỗ trợ hiệu chuẩn cảm biến ADAS
  • Một thiết bị căn chỉnh bánh xe, hỗ trợ hệ thống kiểm soát chệch làn đường.
  • Một khu vực trong nhà rộng, bằng phẳng, có ánh sáng phù hợp, màu sắc không bị lộn xộn (cảm biến máy ảnh) và các vật thể kim loại (cảm biến radar) có thể cản trở hiệu chuẩn, 

Ví dụ: Honda chỉ định một khu vực tối thiểu rộng 4m, cao 2m và dài ít nhất 7m ở phía trước xe.

 

 

Hình ảnh: Bộ hiệu chuẩn radar, camera, cảm biến (hãng Texa- Italy)

 

Phương pháp hiệu chuẩn

 

Có hai hình thức hiệu chuẩn ADAS là:  tĩnh và động. Mô tả chung về các quy trình này được cung cấp dưới đây. Cụ thể các quy trình của các xe là khác nhau. Trong mọi trường hợp, các quy trình và hướng dẫn quy định của nhà sản xuất ô tô phải được tuân thủ chính xác.

 

Hiệu chuẩn tĩnh.

Hiệu chuẩn tĩnh là việc xác định các vị trí mặc định của mỗi xe quy định, sau đó đặt các tấm target tại vị trí đã xác định và kích hoạt công cụ chẩn đoán để hiệu chuẩn.

Quy trình này cần sử dụng tấm mục tiêu (target) và công cụ chẩn đoán.

 

 Hình ảnh: Tấm Target của camera ADAS     

 

Nón ngắm phản xạ hiệu chuẩn radar

                                                                                                                                                                              

Sau khi hiệu chuẩn tĩnh, nhiều cảm biến yêu cầu quy trình Hiệu chỉnh động tiếp theo.

Hiệu chỉnh động.

Hiệu chuẩn cảm biến động thường là phương pháp ưu tiên cho cảm biến camera. Chúng được thực trên đường tương đối thẳng với vạch kẻ đường và chạy tốc độ quy định cho đến khi công cụ chẩn đoán cho biết hiệu chuẩn hoàn thành.

Các tấm thảm có hoa văn lớn được đặt xung quanh xe và một công cụ chẩn đoán được sử dụng hiệu chỉnh. Một số hệ thống quan sát 360 sử dụng quy trình động trên đường, trong đó xe được điều khiển trên đường trong các điều kiện lái rất cụ thể.

 

 

Hiệu chỉnh cảm biến góc lái.

Hiệu chỉnh góc lái được tiến hàng sau khi thay thước lái, sửa chữa kết cấu hoặc căn chỉnh bánh xe. Việc hiệu chuẩn góc lái nhằm mục đích hỗ trợ việc kiểm soát làn đường và tránh vật cản trên xe tự hành.

 

Sử dụng thiết bị chẩn đoán để hiệu chỉnh góc lái.

 

Hiện nay các xưởng dịch vụ 2S, 3S của các hãng xe đã bắt đầu quan tâm và yêu cầu phải trang bị thiết bị này để định kỳ kiểm tra và hiệu chuẩn cho khách hàng.

Chúng ta hãy là người tiêu dùng thông minh. Khi bỏ tiền ra mua chiếc xe có tính năng này, chúng ta phải mất một chi phí không nhỏ, thì chúng ta nên hiểu về chúng và duy trì chúng sao cho luôn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để phục vụ chúng ta an toàn và hữu hiệu nhất. Muốn vậy các bạn hãy chủ động đưa xe đi kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ tại nơi có đầy đủ trang thiết bị và dịch vụ hiệu chuẩn được tính năng này cho chiếc xe của bạn.

 

THU HUYỀN

Bình luận

Gọi cho chúng tôi
0961 69 33 81
Zalo
0961 69 33 81
Facebook
Twitter
Youtube